10 Cách lấy nước ra khỏi tai sau khi bơi lội

1.3/5 - (67 bình chọn)

Sau khi bơi lội, lặn hoặc tắm bạn có thể gặp phải tình trạng nước ở trong tai. Tình trạng này khiến thính lực giảm trong một thời gian ngắn và gây ra cảm giác khó chịu. Bạn có thể khắc phục tình trạng này với 10 cách trong bài viết sau.

lấy nước ra khỏi tai
10 Cách lấy nước ra khỏi tai đơn giản

Những cách giúp lấy nước ra khỏi tai đơn giản

1. Nghiêng đầu hoặc nằm nghiêng

Bạn nên nghiêng đầu hoặc nằm nghiêng về phía tai có chứa nước. Trong trường hợp hai tai đều có nước, bạn nên thực hiện từng bên.

Nghiêng đầu hoặc nằm nghiêng để trọng lực đẩy nước ra khỏi tai. Bạn cần nằm yên trong vòng 3 – 5 phút. Nếu cách này không đẩy nước ra khỏi tai, bạn có thể nghiêng đầu và nhảy mạnh để đẩy nước ra hoàn toàn.

2. Kéo dái tai

Cách này phù hợp với trường hợp nước vừa lọt vào tai. Ngay lập tức bạn lắc hoặc kéo nhẹ dái tai và nghiêng đầu để nước thoát ra.

Bạn cũng có thể thử lắc đầu mạnh để khắc phục tình trạng này.

Tham khảo thêm: Viêm tai ngoài: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

3. Sử dụng máy sấy tóc

Sử dụng máy sấy tóc ở chế độ làm mát để sấy khô tai. Nên để máy cách tai một khoảng nhất định, không nên để quá sát nhằm tránh tình trạng tai bị bỏng.

đẩy nước ra khỏi tai
Bạn có thể tận dụng không khí ấm từ máy sấy tóc để lấy nước ra khỏi tai

Bạn có thể kéo nhẹ rái tai để không khí từ máy sấy đi vào tai và đẩy nước ra ngoài.

4. Nhai kẹo cao su

Thông thường nước sẽ kẹt ở ống Eustachian (cơ quan nối tai giữa với mũi họng). Do đó, hoạt động ở miệng có thể đẩy nước ra khỏi cơ quan này.

Bạn có thể nhai kẹo cao su liên tục trong vài phút và nghiêng đầu để nước từ bên trong tai thoát ra. Nếu có thể, bạn có thổi kẹo cao su để đẩy nước ra nhanh hơn.

5. Thực hiện thao tác Valsalva

Thao tác Valsalva giúp mở ống Eustachian và giúp nước từ bên trong tai thoát ra ngoài. Tuy nhiên, bạn không nên thực hiện quá mạnh vì có thể gây ảnh hưởng đến thính lực.

  • Mím chặt miệng và siết chặt lỗ mũi bằng ngón tay
  • Hít thở sâu và từ từ thổi không khí ra khỏi mũi (vẫn giữ chặt lỗ mũi bằng tay)
  • Sau đó bạn sẽ nghe âm thanh bật lên
  • Bạn nghiêng đầu để nước chảy ra khỏi tai

6. Sử dụng nước ấm

Bạn có thể tận dụng hơi nước ấm để đẩy nước ra khỏi tai bằng cách:

  • Thấm khăn sạch và làm ướt với nước ấm
  • Vắt khăn khô và nằm nghiêng đầu lên khăn
  • Nhiệt độ ấm từ khăn sẽ giúp nước trong tai chảy ra
  • Bạn nên để tai sát vào khăn và nằm yên trong 3 – 5 phút

7. Sử dụng rượu và giấm táo

Rượu và giấm táo có tính chứa axit nên có đặc tính bay hơi, bạn có thể tận dụng đặc tính này để đẩy nước ra khỏi tai. Hơn nữa, rượu và giấm táo có tính kháng khuẩn nên sẽ hạn chế được tình trạng nhiễm trùng tai.

  • Pha hỗn hợp rượu và giấm với tỉ lệ bằng nhau
  • Dùng ống nhỏ vô trùng, dùng khoảng 3 – 4 giọt
  • Nhẹ nhàng xoa bên ngoài tai
  • Đợi 30 giây và nghiêng đầu sang một bên để dung dịch chảy ra

Tuy nhiên, cách này không thích hợp với người bị nhiễm trùng tai ngoài, màng nhĩ đục,…

8. Sử dụng Hydrogen peroxide

Hydrogen peroxide có tác dụng làm sạch ráy tai, vi khuẩn và nước ứ đọng trong tai.  Bạn dùng 2 – 3 giọt Hydrogen peroxide vào tai, đợi từ 2 – 3 phút và nghiêng đầu để nước chảy ra.

Tương tự như cách dùng rượu và giấm, hydrogen peroxide không thích hợp với người bị nhiễm trùng tai ngoài, màng nhĩ đục,.. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nước rửa tai không kê toa để lấy nước ra khỏi tai.

9. Dùng dầu oliu

Dầu oliu có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng tai và giúp nước trong tai chảy ra dễ dàng.

cách lấy nước ra khỏi tai
Dùng dầu oliu nhỏ vào tai giúp nước thoát ra bên ngoài

Bạn làm ấm một ít dầu oliu (lưu ý nhiệt độ này chỉ giúp dầu oliu lỏng ra, không để nhiệt độ quá cao). Nhỏ vài giọt vào tai và đợi khoảng 10 phút. Nghiêng tai để nước và dầu thoát ra ngoài.

10. Dùng thuốc không kê toa

Nếu các cách trên không khắc phục giúp bạn đẩy nước ra khỏi tai, bạn có thể dùng thuốc không kê toa để cải thiện. Thông thường, sau khi dùng thuốc 2 – 3 ngày, tình trạng nước ở trong tai sẽ được cải thiện.

Tuyệt đối không dùng tăm bông hay bất cứ vật gì để lấy nước ra khỏi tai. Những cách này có thể khiến nước đi sâu hơn vào ống tai và có nguy cơ gây nhiễm trùng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Ngay cả khi bạn không thể lấy nước ra khỏi tai bằng một trong những cách được liệt kê ở trên, tai sẽ tự làm sạch nước trong vòng 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, bạn nên gọi bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Đau tai
  • Đỏ, ngứa hoặc bong da trong tai
  • Mất thính lực đột ngột hoặc kéo dài
  • Dẫn lưu từ tai có máu, màu vàng, màu xanh lá cây, màu trắng đục hoặc có mùi hôi
  • Các triệu chứng bất thường xuất hiện

Nếu để tình trạng kéo dài, hiện tượng nhiễm trùng và tổn thương ống tai có thể xuất hiện. Do đó, bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được khắc phục kịp thời.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chỉ định hay chẩn đoán y khoa cho bất cứ trường hợp nào!

Có thể bạn quan tâm

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 09:31 - 21/11/2022 - Cập nhật lúc: 09:42 - 06/06/2024
Chia sẻ:
Với các phương pháp vật lý trị liệu YHCT, kết hợp đổi mới theo hướng hiện đại, Trung tâm Đông phương Y pháp đã giúp không ít người bệnh phục hồi chức năng sau tai biến, khỏi liệt dây thần kinh, đi lai, vận động, làm việc bình thường
Hạt điều được sấy khô Bạn đã biết ăn hạt điều đúng cách có tác dụng gì chưa?

Hạt điều (có tên tiếng anh là cashew) là loại hạt có nguồn gốc từ Brazil rất dễ ăn vì hương…

Cách thanh lọc cơ thể sau Tết giúp bạn lấy lại vóc dáng và nâng cao sức khoẻ

Trải qua tuần lễ Tết, nhiều người lo lắng cho sức khoẻ của mình và người thân vì trót ăn…

Giải pháp điều trị chấm dứt nỗi sợ “đi ngoài ra máu” từ Trung tâm Thuốc dân tộc

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thuốc dân tộc cho biết: “Đi…

Biết 14 mẹo này sẽ giúp bạn phòng chống ung thư hiệu quả

Hiện nay, tỷ lệ mắc ung thư ngày càng gia tăng và những người bị bệnh dường như cầm chắc…

Tổ Yến Chưng Nhân Sâm – Món Ăn Thượng Hạng Bổ Dưỡng

Yến chưng nhân sâm là món ăn thượng hạng có hương vị thơm ngon và mang đến nhiều lợi ích…

Bình luận (1)

  1. Huy
    Huy says: Trả lời

    Em bị nuoc vao tai no ko ra

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

Liên hệ ngay
Chia sẻ
Bỏ qua