Bệnh Thoái Hoá Khớp



Thoái hóa khớp là một trong những dạng tổn thương xương khớp phổ biến nhất hiện nay. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận khớp nào trên cơ thể, chẳng hạn như khớp cổ tay, cổ chân, ngón tay, ngón chân, khớp háng, đầu gối, cột sống. Nếu không được can thiệp kịp thời và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người bệnh.
Tổng quan bệnh học
Thoái hóa khớp là một thuật ngữ dùng để chỉ sự tổn thương sụn và các mô ở xung quanh các khớp. Theo cấu tạo trong cơ thể, sụn khớp là một lớp đệm bao phủ ở bề mặt ngoài của xương, bộ phận này có chức năng giảm ma sát và bảo vệ khớp tránh được những tác động không đáng có. Một khi sụn khớp bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến phần khớp bên trong gây nên tình trạng viêm hoặc thoái hóa khớp.
Căn bệnh này có thể gặp ở cả nam và nữ không phân biệt giới tính, đặc biệt là độ tuổi từ 35 - 50 chiếm khoảng 35%, trên 85 tuổi chiếm 85%. Tuy nhiên, theo ghi nhận hiện nay chứng bệnh thoái hóa khớp có xu hướng trẻ hóa, người trẻ tuổi từ 30 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ rất cao, nguyên nhân có thể là do sinh hoạt, vận động sai cách.
Điều đáng nói là khi mới khởi phát người bệnh thoái hóa khớp thường có ít triệu chứng, do đó đến khi phát hiện ra thì bệnh đã trở nặng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc việc đi lại, vận động cũng như sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Thoái hóa khớp có thể xảy ra và ảnh hưởng đến mọi khớp trên cơ thể con người, đặc biệt là các vị trí như thoái hóa khớp gối, khớp háng, khớp cùng chậu, khớp cổ tay, bàn tay, khớp cổ chân, bàn chân, đốt sống cổ, cột sống thắt lưng, gót chân. Có nhiều trường hợp có thể bị thoái hóa nhiều khớp cùng một lúc.

Phân loại bệnh
Theo các chuyên gia đầu ngành cho biết, bệnh thoái hóa khớp được chia làm hai loại cơ bản khác nhau đó là thoái hóa khớp nguyên phát và thoái hóa khớp thứ phát, cụ thể:
Thoái hóa khớp nguyên phát:
Thoái hóa khớp nguyên phát hay còn gọi là tự phát, trường hợp này được hiểu đơn giản là bệnh tự phát trong cơ thể. Khi đến một độ tuổi xác định nào đó, đặc biệt là tuổi trung niên, hàm lượng nước ở trong sụn khớp có xu hướng tăng dần, khiến cho lượng Protid giảm dần làm cho các sụn khớp bắt đầu hiện tượng thoái hóa.
Sau một thời gian dài vận động khiến cho phần sụn khớp bị tổn thương nghiêm trọng, từ đó gây nên tình trạng bong sụn, nứt sụn, tiêu biến sụn, độ ma sát tăng lên gây đau đớn, thoái hóa xương khớp. Trường hợp tổn thương một lúc nhiều khớp khác nhau sẽ được gọi là thoái hóa khớp nguyên phát toàn thể.
Thoái hóa khớp thứ phát:
Trường hợp thoái hóa khớp thứ phát do rất nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như bị chấn thương trong quá trình sinh hoạt, bất thường khớp bẩm sinh, nhiễm trùng, gặp các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, mắc một số bệnh liên quan đến thần kinh và nội tiết.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh thoái hóa khớp, có thể do yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Nắm rõ nguyên gây bệnh sẽ giúp quá trình điều trị hiệu quả, nhanh khỏi hơn. Dưới đây là những nguyên nhân cơ bản cũng như yếu tố nguy cơ khiến bệnh ngày càng trở nên trầm trọng, cụ thể:
- Tuổi tác: Trên thực tế cho thấy, ở độ tuổi càng cao thì khả năng mắc chứng bệnh thoái hóa khớp càng nhiều, do sụn khớp bị thoái hóa. Theo số liệu thống kê, có khoảng 60% số người trên 65 tuổi và 85% số người trên 85 tuổi gặp các vấn đề về viêm khớp, thoái hóa khớp.
- Di truyền và bẩm sinh: Theo điều tra và nghiên cứu thì những người từng có tiền sử mắc chứng thoái hóa khớp hay các các bệnh liên quan đến xương khớp, thì sau khi sinh con sẽ có nguy cơ cao di truyền sang các thế hệ tiếp theo.
- Sụn khớp bị chấn thương: Trong đời sống hàng ngày, đôi khi do mang vác vật quá nặng hoặc gặp các tai nạn không mong muốn như va đập mạnh, té ngã, tai nạn giao thông khiến cho các xương khớp bị tổn thương nghiêm trọng.
- Thừa cân, béo phì: Đây cũng được xem là một trong những yếu tố khiến nhiều người dễ gặp phải các căn bệnh về xương khớp, trong đó có thoái hóa khớp. Khi béo phì, thừa cân nặng sẽ khiến cho hệ cơ xương khớp bị tổn thương do không chịu được sức nặng. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho sụn khớp bị yếu dần, bào mòn và dẫn đến thoái hóa, đau nhức.
- Các yếu tố khác: Ngoài những nguyên nhân cơ bản nói trên thì những người mắc viêm khớp dạng thấp thường có khả năng bị thoái hóa khớp rất cao. Một số ít trường hợp dư thừa lượng hormone tăng trưởng, thừa sắt cũng làm tăng nguy cơ mắc chứng bệnh này.
Biến chứng và tiên lượng
Thoái hóa khớp là một trong những dạng tổn thương khớp rất phổ biến hiện nay, bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt nam nữ. Nếu như không được chẩn đoán và can thiệp sớm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như gặp nhiều trở ngại trong hoạt động hàng ngày.
Một số biến chứng và hệ lụy khôn lường do căn bệnh thoái hóa khớp có thể gây ra như:
- Hạn chế vận động: Người bệnh thoái hóa khớp, vấn đề trở ngại đầu tiên đó chính là gặp nhiều khó khăn trong mọi hoạt động vận động hằng ngày chẳng hạn như đi lại, cầm nắm. Điều này khiến cho chất lượng và hiệu suất công việc bị giảm sút, không đạt được hiệu quả như mong muốn.
- Tê cứng khớp, teo cơ: Khi mắc chứng thoái hóa khớp, người bệnh có thể thể bị tê cứng các khớp một cách đột ngột, thường xuyên xảy ra hiện tượng bị chuột rút đau đớn, thậm chí bị teo cơ rất nguy hiểm.
- Khớp biến dạng: Thoái hóa khớp kéo dài lâu ngày không được chữa trị đúng cách có thể khiến cho các khớp bị biến dạng. Các khớp này bị tổn thương nghiêm trọng làm cho cấu trúc khớp bị thay đổi, một số vị trí cụ thể được kể đến như cột sống, khớp tay, khớp chân.
- Dễ mắc các bệnh liên quan: Khi bị bệnh thoái hóa khớp, nếu không được can thiệp sớm và đúng cách có thể khiến cho người bệnh dễ mắc phải các chứng bệnh liên quan khác như gout, vôi hóa sụn khớp, thừa cân béo phì do ít vận động đi lại.
- Bại liệt: Bệnh kéo dài thời gian không chỉ gây đau đớn, ảnh hưởng đến khả năng vận động hàng ngày mà còn có thể khiến người bệnh bị bại liệt suốt đời. Đây được xem là một trong những biến chứng nghiêm trọng và nặng nề nhất của căn bệnh thoái hóa khớp mà người bệnh cần lưu ý.
- Ảnh hưởng đến tinh thần: Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, căn bệnh thoái hóa khớp luôn gây ra những cơn đau đớn khó chịu, tác động nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần người bệnh. Bệnh nhân luôn trong trạng thái mệt mỏi, lo âu, mất ngủ, ngủ không ngon và sâu giấc, thậm chí bị trầm cảm.
- Biến chứng khác: Ngoài những biến chứng cơ bản nói trên thì người bệnh thoái hóa khớp còn có thể gặp một số vấn đề nghiêm trọng khác không thể bỏ qua như xương bị hoại tử, rất dễ bị gãy; Bị nhiễm trùng và chảy máu; Các dây chằng và gân ở xung quanh khớp bị tổn thương nghiêm trọng.
Theo các chuyên gia, cho đến thời điểm hiện tại thì căn bệnh thoái hóa khớp vẫn chưa có thuốc đặc trị và chữa khỏi hoàn toàn. Bởi vì đây là một hiện tượng lão hóa tự nhiên của khớp, đặc biệt là ở những người lớn tuổi.
Tuy nhiên, với nền y học hiện đại đã nghiên cứu và có khá nhiều phương pháp điều trị giúp cho người bệnh cải thiện được nhiều triệu chứng bệnh. Đồng thời làm chậm quá trình thoái hóa khớp và có thể ngăn ngừa được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nếu như được can thiệp đúng cách, kịp thời.
Điều trị
Mục tiêu của việc điều trị bệnh thoái hóa khớp đó là giúp người bệnh giảm đau, hạn chế các triệu chứng bệnh, duy trì tính linh hoạt và chức năng tổng thể của hệ thống xương khớp. Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ bệnh cũng như thể trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Một số phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp phổ biến hiện nay được kể đến như:
Sử dụng thuốc:
Thông thường, thuốc điều trị bệnh thoái hóa khớp thường là thuốc giảm đau đường uống, đường tiêm, bôi tại chỗ. Thuốc có tác dụng nhanh chóng, giúp người bệnh giảm các cơn đau. Một số thuốc phổ biến được kể đến như Paracetamol, thuốc chống viêm không Steroid, Glucosamine, Piascledine; Một số thuốc tiêm như huyết tương giàu tiểu cầu, acid hyaluronic, corticoid.
Phương pháp sử dụng thuốc luôn đem lại hiệu quả nhanh chóng, tại chỗ, giúp người bệnh giảm đau rõ rệt. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc người bệnh cần thực hiện theo đúng hướng dẫn và kê đơn của bác sĩ. Tránh tự ý đổi thuốc hoặc quá lạm dụng thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như suy thận, suy gan, đau dạ dày.
Vật lý trị liệu:
Vật lý trị liệu được xem là một phương pháp điều trị các chứng bệnh về xương khớp không xâm lấn, an toàn, hiệu quả, thích hợp với mọi đối tượng. Khi áp dụng phương pháp này không chỉ giảm sưng đau mà còn hỗ trợ bệnh nhân cải thiện được sự vận động của các khớp.
Một số liệu pháp cơ bản nằm trong phương pháp vật lý trị liệu được các bác sĩ chuyên khoa áp dụng như: Các bài tập chuyên sâu, xoa bóp, chườm nóng lạnh, sử dụng đế chỉnh hình bàn chân, suối khoáng, chiếu tia hồng ngoại, tia laser cường độ cao, sóng xung kích Shockwave.
Khi áp dụng phương pháp vật lý trị liệu, người bệnh cần tuân thủ theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên viên để đạt hiệu quả điều trị cao, tránh được những trường hợp không mong muốn như gãy xương, đau cơ, tổn thương hệ xương khớp.
Phương pháp phẫu thuật:
Phẫu thuật được áp dụng cho những trường hợp bệnh nặng, gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như gãy xương, hoại tử hay thoái hóa khớp do các chấn thương. Phương pháp điều trị có thể là mổ thay khớp, khoan kích tạo xương, cấy ghép tế bào sụn.
Trong quá trình chữa trị có thể gây đau đớn, chảy máu cho người bệnh, nếu không được chăm sóc đúng cách vết mổ rất dễ bị nhiễm trùng, chi phí điều trị khá cao. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành phẫu thuật, bệnh nhân có thể hoàn toàn trở lại với cuộc sống bình thường, khả năng vận động tốt hơn, dễ dàng hơn.
Ngoài việc điều trị bệnh theo hướng dẫn và chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa, để nhanh khỏi, bệnh nhân thoái hóa khớp nên thực hiện tốt chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, khoa học chẳng hạn như bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh những thực phẩm không tốt cho sức khỏe, đi lại nhẹ nhàng, vận động thường xuyên, tránh bưng bê, mang vác vật nặng.
Phòng ngừa
Thoái hóa khớp nếu như không được không được phát hiện, điều trị kịp thời đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đồng thời dễ bị tái phát lại. Song song với các phương pháp điều trị và chăm sóc tại nhà thì mỗi chúng ta nên chủ động phòng ngừa bệnh thông qua một số cách đơn giản sau:
- Thường xuyên rèn luyện thể chất để giúp cơ thể khỏe mạnh, xương khớp chắc khỏe. Đặc biệt là những bài tập như bơi lội, chạy bộ, tập yoga.
- Làm việc, đi đứng, ngồi luôn đúng tư thế, hạn chế mang vác các vật nặng quá sức để tránh tình trạng gây tổn thương và ảnh hưởng xấu đến hệ xương khớp.
- Kiểm soát cân nặng, tránh để thừa cân béo phì, vì đây cũng là một trong những yếu tố khiến cơ thể dễ mắc phải chứng bệnh liên quan đến xương khớp, trong đó có thoái hóa khớp.
- Khi tham gia tập luyện thể thao hoặc bất kỳ các công việc nào, chúng ta nên tránh những chấn thương cơ thể bằng cách khởi động kỹ càng, mang giày vừa chân, đi đứng cẩn thận.
- Xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống khoa học, đủ chất, đặc biệt là bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất tốt cho bộ phận xương khớp như Canxi, Vitamin D, Vitamin B, Omega-3, Chondroitin, Glucosamine.
- Giữ tinh thần luôn thoải mái, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi, stress, đồng thời nên tránh các loại chất kích thích không tốt cho sức khỏe như rượu bia, thuốc lá.
- Nên thăm khám định kỳ sức khỏe xương khớp để đảm bảo cơ thể luôn phát triển toàn diện, sớm phát hiện ra các bất thường về xương khớp để có hướng khắc phục sớm nhất.
Bác sĩ điều trị

Chức vụ: Lương Y, Thầy Thuốc Y Học Cổ Truyền
Học hàm/ học vị: Lương y
-
Chuyên khoa: Da liễu
- Trưởng ban nghiên cứu: 10 năm
- Phó ban nghiên cứu: Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Quá trình nghiên cứu

2015
Lên ý tưởng đề tài và thành lập Hội đồng nghiên cứu

2016
Lên ý tưởng đề tài và thành lập Hội đồng nghiên cứu

2017
Lên ý tưởng đề tài và thành lập Hội đồng nghiên cứu

2018
Lên ý tưởng đề tài và thành lập Hội đồng nghiên cứu

2019
Lên ý tưởng đề tài và thành lập Hội đồng nghiên cứu
Cơ chế & Hiệu quả điều trị
Kết hợp 3 nhóm thuốc, gia giảm theo thể trạng, thể bệnh, mức độ bệnh xương khớp gặp phải, bài thuốc xương khớp Quốc dược Phục cốt khang mang lại hiệu quả cao với cơ chế điều trị ĐA CHIỀU, giải quyết hiệu quả các MỤC TIÊU QUAN TRỌNG trong điều trị bệnh xương khớp gồm:
Đánh giá chuyên gia

TTƯT - BS CKII Lê hữu tuấn

TTƯT - BS CKII Lê hữu tuấn
Báo chí truyền hình
Bài viết liên quan

Ngày nay, người bệnh xương khớp không chỉ tìm kiếm cơ sở khám chữa bệnh uy tín, hiệu quả mà còn muốn được trực tiếp...
Sau nhiều năm ấp ủ, tháng 8/2023, gói điều trị bệnh xương khớp bảo hành 5 năm của Trung tâm Thuốc dân tộc đã chính...

Gói điều trị bệnh xương khớp có bảo hành 5 năm tại Trung tâm Thuốc dân tộc là giải pháp điều trị bệnh xương khớp...
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!