Bệnh Viêm Da Cơ Địa



Theo số liệu thống kê, mỗi năm tỷ lệ người dân Việt Nam mắc bệnh viêm da cơ địa chiếm khoảng 20% dân số, một con số khá lớn. Căn bệnh này thường tái đi lại nhiều lần, không chỉ gây cảm giác khó chịu cho người bệnh mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Tổng quan
Bệnh viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis) hay còn được gọi là bệnh Eczema. Đặc trưng của bệnh là ngứa ngáy, viêm da, thuộc dạng mãn tính, khó chữa khỏi và bùng phát định kỳ. Viêm da cơ địa thường khởi phát từ rất sớm, có thể ngay từ khi còn là trẻ sơ sinh, các triệu chứng kéo dài và tiếp tục cho đến tuổi trưởng thành.
Viêm da cơ địa là một căn bệnh ngoài da có tính phổ biến cao, đặc biệt là những người có làn da nhạy cảm. Bệnh đang có xu hướng ngày càng tăng cao, tình trạng này thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe cũng như tính mạng con người. Tuy nhiên, lại khiến cho người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống cũng như các sinh hoạt hàng ngày.
Ngoài những tổn thương cơ bản trên da thì bệnh viêm da cơ địa có thể gây ra một số ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh như: Gia tăng khả năng viêm mũi dị ứng, hen suyễn, ngứa ngáy khó chịu dẫn đến tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ, suy nhược cơ thể.

Triệu chứng & Chẩn đoán
Theo ghi nhận, bệnh viêm da địa có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường khởi phát rất sớm, xuất hiện sớm nhất ở trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi. Các chuyên gia cũng cho biết thêm, khi mắc viêm da cơ địa tùy vào nguyên nhân, giai đoạn phát triển và độ tuổi mà mức độ tổn thương da nặng nhẹ khác nhau. Thông thường sẽ có hai dạng cơ bản sau:
Viêm da cơ địa cấp tính:
- Vùng da bị tổn thương thường là má, trán và cằm, thường xuyên gãi vì ngứa ngáy khó chịu.
- Các đám sẩn đỏ hoặc vùng ban đỏ trên da không có ranh giới rõ ràng, xác định.
- Trên những vùng da bị ngứa xuất hiện nhiều mụn nước li ti, không có vảy da, khi gãi sẽ bị bong dịch.
- Sau khi bong dịch thường có hiện tượng đóng vảy tiết và kèm theo đó là phù nề, sưng đỏ da.
- Trường hợp gãi ngứa thường xuyên có khiến da bị loét, lâu dần sẽ lan rộng ra các khu vực khác trên cơ thể.
Viêm da cơ địa mãn tính:
- Vùng da nổi mẩn đỏ, ban đỏ có ranh giới rõ ràng so với những vùng da khác xung quanh, đồng thời có xu hướng dày hơn, màu sắc đậm hơn.
- Dịch mủ chảy ra, kèm theo đó là làn da xuất hiện các vết nứt gây đau đớn, khó chịu và thậm chí chảy máu.
- Do ngứa ngáy, đau rát thường xuyên nên khiến người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi, chán nản, thiếu tập trung, mất ngủ.
Biến chứng & Tiên lượng
Bệnh tuy không mang tính chất nguy hiểm nghiêm trọng, cấp thiết, nhưng nếu để các triệu chứng kéo dài lâu ngày và lan rộng sẽ rất khó chữa và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
- Ngứa mãn tính.
- Khô da, bong tróc da.
- Bội nhiễm, nhiễm trùng da.
- Dễ bị viêm da tiếp xúc dị ứng.
- Rối loạn giấc ngủ, suy giảm chất lượng công việc, cuộc sống.
Viêm da cơ địa thường tiến triển theo thời gian và tái phát nhiều lần, đặc biệt là khi gặp phải các yếu tố nguy cơ. Theo số liệu thống kê, có khoảng 50% bệnh nhân có thể khỏi bệnh hoàn toàn khi bước qua giai đoạn thiếu niên nếu như được điều trị tích cực, đúng cách.
Còn một nửa số bệnh nhân còn lại phải sống chung với các triệu chứng bệnh trong một thời gian dài, thậm chí là theo suốt cả cuộc đời. Chính vì vậy, ngay khi nhận thấy và phát hiện ra những dấu hiệu bệnh thì chúng ta không nên chủ quan, cần đến các trung tâm y tế da liễu để thăm khám và có phương pháp can thiệp sớm, tránh để lâu gây ra các biến chứng nặng nề.
Nguyên nhân
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về căn bệnh viêm da cơ địa, nhưng cho đến hiện tại vẫn chưa chỉ ra được nguyên nhân chính xác gây ra chứng bệnh này. Tuy nhiên, theo các chuyên gia cho rằng hệ miễn dịch của cơ thể và cơ địa mẫn cảm chính là những yếu tố liên quan trực tiếp khởi phát bệnh.
Các nguyên nhân và yếu tố cơ bản gây ra chứng viêm da cơ địa bao gồm:
- Yếu tố di truyền: Những trường hợp có người thân trong gia đình như cha mẹ, anh chị em ruột từng có tiền sử mắc chứng viêm da cơ địa, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm xoang thì 80% những đứa trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa.
- Cơ địa mẫn cảm: Viêm da cơ địa thường gặp ở những người có làn da quá khô hoặc nhạy cảm.
- Các yếu tố dị nguyên: Khi làn da tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên như hóa chất độc hại, côn trùng, khói thuốc lá, lông động vật, sợi len dạ, môi trường ô nhiễm, khói bụi, thậm chí là các thực phẩm có khả năng gây dị ứng như hải sản, đậu phộng.....Sẽ khiến cơ thể sản xuất ra một loại kháng thể có tên là lgE làm khởi phát các triệu chứng viêm da cơ địa.
- Nhiễm tụ cầu vàng: Vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) thường sống ký sinh trên da và niêm mạc con người. Vì một số lý do nào đó mà chúng xâm nhập vào cơ thể chúng ta thông qua nang lông, lỗ chân lông gây nên tình trạng nhiễm khuẩn da, viêm da cơ địa, chốc lở, mụn nhọt.
- Yếu tố thời tiết: Thời tiết thay đổi thất thường từ lạnh sang nóng hoặc nóng sang lạnh sẽ khiến cơ thể không kịp thích ứng dễ dẫn đến các chứng bệnh viêm da, khô da. Đặc biệt là vào mùa lạnh da rất dễ bị mất nước và khô khiến cho màng Lipid bị phá vỡ, làm suy giảm chức năng bảo vệ da, tạo điều kiện cho các yếu tố độc hại có thể xâm nhập vào bên trong và bùng phát các triệu chứng viêm da cơ địa.
Ngoài những yếu tố cơ bản nêu trên thì tình trạng viêm da cơ địa có thể xảy ra hoặc các triệu chứng bệnh sẽ diễn tiến nặng hơn khi cơ thể bị rối loạn nội tiết tố, hệ miễn dịch suy giảm, stress, căng thẳng mệt mỏi.
Điều trị
Dùng thuốc
- Kem bôi da: Các loại thuốc bôi ngoài da thường có chứa thành phần Corticosteroid, có tác dụng giúp giảm ngứa, mềm da, kháng khuẩn hiệu quả. Tuy nhiên, cần phải thoa thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không nên quá lạm dụng.
- Thuốc uống: Một số trường hợp bệnh diễn tiến nặng, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp thuốc bôi ngoài da và sử dụng đường uống.
- Thuốc đường tiêm: Phương pháp sử dụng đường tiêm thường được áp dụng cho các trường hợp viêm da cơ địa nặng, khi sử dụng thuốc bôi và thuốc đường uống không khỏi sẽ được chỉ định tiêm.
Liệu pháp ánh sáng (quang trị liệu)
- Quang trị liệu là phương pháp sử dụng tia UVA hoặc UVB nhân tạo để điều trị các trường hợp viêm da cơ địa ở mức độ nặng hoặc đã áp dụng thuốc uống hoặc thuốc bôi nhưng không hiệu quả.
- Phương pháp điều trị được xây dựng phù hợp cho các loại da, lượng sắc tố, mức độ bệnh của từng người. Biện pháp này cần được thực hiện dưới sự tham vấn và giám sát của bác sĩ.
Băng thuốc
- Phương pháp chuyên sâu điều trị viêm da cơ địa mang lại hiệu quả cao, thường được áp dụng cho các trường hợp bệnh nặng.
- Bác sĩ sẽ làm sạch vùng da bị tổn thương, sau đó dùng thuốc để tẩm vào băng gạc và đắp trực tiếp lên da.
Liệu pháp tâm lý
- Khi mắc phải chứng bệnh viêm da cơ địa thường khiến cho người bệnh bị ngứa ngáy, khó chịu, cản trở mọi công việc, mất ngủ.
- Vì vậy, các chuyên gia sẽ áp dụng các liệu pháp tâm lý sửa đổi hành vi, thư giãn để giúp người bệnh hạn chế tình trạng gãi ngứa
Phòng ngừa
Viêm da cơ địa là một căn bệnh mãn tính, có thể tái đi tái lại nhiều lần. Theo các chuyên gia, bệnh không thể phòng ngừa triệt để. Tuy nhiên, vẫn có thể ngăn ngừa bệnh hoặc tránh tình trạng kéo dài, tái phát bằng những cách đơn giản sau:
- Chăm sóc da đúng cách: Cần tắm rửa sạch sẽ, vệ sinh cơ thể thường xuyên để loại bỏ mồ hôi, bụi bẩn, vi khuẩn trú ngụ trên da.
- Tắm nước ấm: Nên tắm bằng nước ấm, mỗi lần tắm không quá 15 - 20’, không tắm bằng nước lạnh hoặc nước nóng.
- Dưỡng ẩm: Có thể làm mềm da và cung cấp độ ẩm cho da bằng cách thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm.
- Giảm căng thẳng: Tránh căng thẳng, áp lực khi làm việc, cần ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi điều độ.
- Tập thể dục: Thường xuyên vận động, tập thể dụng để nâng cao sức đề kháng.
- Chế độ ăn uống cân bằng: Thiết kế, tuân thủ chế độ ăn uống dinh dưỡng đầy đủ chất.
- Không sử dụng chất kích thích: Không uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc dùng chất kích thích.
- Sử dụng mỹ phẩm đúng cách: Không dùng các loại hóa mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, chứa nhiều hương liệu, chất tẩy rửa.
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ: Người bệnh cần làm đúng theo phác đồ điều trị và hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý mua, sử dụng thuốc.
Bác sĩ điều trị

Chức vụ: Lương Y, Thầy Thuốc Y Học Cổ Truyền
Học hàm/ học vị: Lương y
-
Chuyên khoa: Da liễu
- Trưởng ban nghiên cứu: 10 năm
- Phó ban nghiên cứu: Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Quá trình nghiên cứu

2015
Lên ý tưởng đề tài và thành lập Hội đồng nghiên cứu

2016
Lên ý tưởng đề tài và thành lập Hội đồng nghiên cứu

2017
Lên ý tưởng đề tài và thành lập Hội đồng nghiên cứu

2018
Lên ý tưởng đề tài và thành lập Hội đồng nghiên cứu

2019
Lên ý tưởng đề tài và thành lập Hội đồng nghiên cứu
Cơ chế & Hiệu quả điều trị
Kết hợp 3 nhóm thuốc, gia giảm theo thể trạng, thể bệnh, mức độ bệnh xương khớp gặp phải, bài thuốc xương khớp Quốc dược Phục cốt khang mang lại hiệu quả cao với cơ chế điều trị ĐA CHIỀU, giải quyết hiệu quả các MỤC TIÊU QUAN TRỌNG trong điều trị bệnh xương khớp gồm:
Câu chuyện khách hàng
Đánh giá chuyên gia

TTƯT - BS CKII Lê hữu tuấn

TTƯT - BS CKII Lê hữu tuấn
Báo chí truyền hình
Câu hỏi thường gặp





Bài viết liên quan

Nhất Nam An Bì Thang được mệnh danh là bài thuốc Đông Y điều trị hiệu quả bệnh vảy nến, đồng thời không gây tác...

Corticoid có tác dụng điều trị các triệu chứng viêm da một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, lạm dụng corticoid sẽ để lại những hậu...

Viêm da tiếp xúc là căn bệnh gây ra sự khó chịu, lo lắng và làm mất tự tin cho bệnh nhân khi mắc phải....

Bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang được xem là thần dược chữa trị hiệu quả các bệnh về chàm. Bài thuốc điều trị thành...
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!