Bệnh Viêm Khớp



Bệnh viêm khớp là hiện tượng sưng viêm ảnh hưởng đến một hay nhiều khớp. Các triệu chứng bệnh thường tiến triển sau khi bị chấn thương, nhiễm trùng hay do rối loạn tự miễn,... Dù xuất phát từ nguyên nhân nào, bạn cũng cần được chẩn đoán và điều trị viêm khớp từ sớm để bảo tồn chức năng vận động, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.
Tổng quan bệnh học
Viêm khớp là bệnh lý được đặc trưng bởi tình trạng sưng đau khớp, đôi khi còn kèm theo các triệu chứng khác như nóng đỏ, cứng khớp, sốt... Bệnh có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều khớp cùng lúc.
Nghiên cứu cho thấy, có đến hơn 100 loại viêm khớp khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là viêm xương khớp (thoái hóa khớp), viêm khớp dạng thấp và gout. Bệnh gây tổn thương, sưng viêm, tổn thương trong ổ khớp, hệ thống các mô mềm xung quanh khớp và đôi khi là cả các mô liên kết khác.
Bệnh viêm khớp có thể xảy ra ở cả nam lẫn nữ thuộc mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là ở người già tuổi từ 65 trở lên. Các triệu chứng bệnh có thể tiến triển âm thầm hoặc khởi phát đột ngột tùy theo dạng viêm khớp. Bệnh không được kiểm soát và điều trị tốt có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tàn phế, mất hoàn toàn khả năng vận động của khớp bị viêm.

Phân loại bệnh
Viêm khớp là thuật ngữ chung chỉ một nhóm có đến hàng trăm dạng khác nhau. Thường gặp nhất là các loại dưới đây:
Viêm xương khớp:
Bệnh viêm xương khớp còn được biết đến với tên gọi khác là thoái hóa khớp. Sự khởi phát của bệnh có liên quan đến quá trình thoái hóa của các mô sụn và xương dưới sụn. Khi lớp sụn bị ăn mòn, các đầu xương trong khớp cọ sát với nhau khi vận động gây ra các cơn đau và kích hoạt phản ứng viêm phát triển. Trong nhiều trường hợp, người bệnh còn bị cứng khớp vào buổi sáng, khớp phát ra tiếng kêu lục cục khi cử động.
Dạng bệnh này xảy ra khi khớp bị vi khuẩn, nấm hay virus tấn công dẫn đến sưng viêm. Các tác nhân gây bệnh phổ biến nhất là salmonella, shigella, chlamydia hay virus viêm gan C... Khi không được kiểm soát tốt, bệnh viêm khớp nhiễm trùng có thể tiến triển thành mãn tính và gây ra những tổn thương không thể phục hồi tại khớp.
Sự khởi phát của bệnh có liên quan đến tình trạng rối loạn hệ miễn dịch khiến cho các mô khỏe mạnh trong khớp bị kháng thể tấn công. Viêm khớp dạng thấp là dạng viêm mãn tính, thường ảnh hưởng đến các khớp có tính chất đối xứng. Ở mức độ nghiêm trọng, bệnh còn gây tổn thương cho cả tim, mắt, phổi và nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
Gout:
Viêm khớp dạng gout chủ yếu ảnh hưởng đến các trường hợp có chế độ ăn nhiều purin. Trong cơ thể, chất này được chuyển hóa thành axit uric tích tụ tại khớp dưới dạng các tinh thể muối sắc nhọn. Chúng gây tổn thương cho các mô mềm ở khớp gây sưng đau khớp đột ngột, dữ dội.
ĐỌC NGAY: Nhận biết những giai đoạn của bệnh Gout và cách chữa
Tình trạng viêm nhiễm kéo dài khiến cho các đốt sống dính lại và hợp nhất với nhau, từ đó gây ảnh hưởng rất lớn đến chức năng vận động của cột sống.
Các dạng viêm khớp khác:
- Viêm khớp tự phát thiếu niên
- Viêm khớp vảy nến
- Viêm khớp trẻ em
- Viêm khớp gối
- Viêm khớp háng
- Viêm khớp ngón tay
- Viêm khớp tràn dịch
- Viêm khớp vai
- Viêm khớp cùng chậu
- Viêm khớp phản ứng...
Nguyên nhân & Yếu tố nguy cơ
Bệnh viêm khớp do nhiều nguyên nhân gây ra như:
- Viêm phát triển sau khi bị chấn thương ở khớp do chơi thể thao hoặc tai nạn, té ngã.
- Vận động, làm việc không đúng tư thế
- Tình trạng thoái hóa của xương khớp và các mô sụn theo quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.
- Ít vận động khiến cho tuần hoàn máu kém và làm khớp bị khô, cứng, sưng đau.
- Thời tiết thay đổi thất thường
- Rối loạn hệ miễn dịch
- Lao động chân tay nặng nhọc. Thường xuyên phải mang vác vật nặng quá sức làm gia tăng áp lực lên các khớp và gây tổn thương cho lớp sụn, xương dưới sụn, dây chằng và các mô mềm. Khi không được điều trị kịp thời, tổn thương có thể tiến triển thành viêm.
- Nhiễm khuẩn tại khớp hoặc nhiễm trùng cấp ở các cơ quan khác trong cơ thể gây ảnh hưởng đến khớp.
- Lạm dụng chất kích thích gây giảm tiết dịch nhầy trong khớp, khô khớp và hậu quả cuối cùng là viêm khớp.
Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp. Bao gồm:
- Lớn tuổi
- Có tiền sử bị viêm khớp trong gia đình
- Thừa cân, béo phì
- Mang thai
- Ít vận động.
Triệu chứng & Chẩn đoán
- Đau nhức khớp. Cơn đau có nhiều mức độ khác nhau. Một số bệnh nhân bị đau âm ỉ nhưng cũng có trường hợp bị đau nhói, đau nhức dữ dội, nhất là khi vận động.
- Khớp bị cứng, khó co duỗi. Thời điểm nhận thấy triệu chứng này của bệnh viêm khớp rõ ràng nhất là vào buổi sáng sớm khi mới ngủ dậy.
- Khớp sưng phù. Lớp da bao bọc bên ngoài có thể căng bóng, nóng đỏ.
- Phạm vi vận động của khớp bị giới hạn đáng kể. Trường hợp bị viêm các khớp ở chân, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc đi lại, leo cầu thang.
- Các triệu chứng khác có thể gặp: Mệt mỏi, sốt nhẹ, nổi mẩn đỏ ngứa, xuất hiện cục u nhỏ màu trắng dưới da,...
Bệnh viêm khớp có nhiều dạng. Do vậy, nếu xuất hiện một trong các triệu chứng trên, bạn nên tìm đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán phân biệt và xây dựng phác đồ điều trị bệnh cho phù hợp.
Bên cạnh các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ có thể thực hiện thêm các kỹ thuật khác để chẩn đoán viêm khớp. Chẳng hạn như chụp X-quang, CT, MRI, siêu âm, nội soi khớp, sinh thiết dịch khớp, xét nghiệm máu... Các xét nghiệm này cho phép bác sĩ xác định được chính xác loại viêm khớp, đồng thời đánh giá mức độ tổn thương tại khớp để có phương hướng điều trị phù hợp.
Điều trị
Để chữa viêm khớp, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc giúp bạn giảm đau và cải thiện các triệu chứng khó chịu. Bên cạnh đó, một số phương pháp điều trị nội khoa khác cũng được thực hiện để hỗ trợ nâng cao hiệu quả của thuốc và phục hồi chức năng vận động cho cơ thể. Trường hợp nghiêm trọng cần được phẫu thuật.
Dùng thuốc trị viêm khớp:
- Thuốc giảm đau không kê đơn: Paracetamol
- Thuốc giảm đau, chống viêm NSAIDs: Ibuprofen, Naprosyn,...
- Thuốc giảm đau kết hợp đường uống: Trường hợp sử dụng các thuốc giảm đau khác không có hiệu quả, bệnh nhân sẽ được chỉ định thuốc giảm đau kết hợp theo đường uống.
- Kem bôi giảm đau, kháng viêm tại chỗ: Capsaicin, Methyl salicylate,...
- Thuốc bổ sung Canxi, Vitamin D, Omega-3 hay các chất cần thiết để kích thích tái tạo các mô sụn và tế bào xương, giúp tổn thương trong khớp nhanh phục hồi.
- Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm cho người bị viêm khớp dạng thấp: Methotrexat, Salazopyrin Azathioprine,...
- Thuốc ức chế chọn lọc COX-2: Celecoxib hay Etoricoxib.
- Thuốc Cortisone: Nhóm thuốc này có tác dụng kháng viêm mạnh. Được chỉ định phổ biến trong điều trị viêm khớp là Prednisolone hay Methylprednisolone,...
- Thuốc giảm axit uric trong máu cho bệnh nhân bị viêm khớp dạng gout: Allopurinol, Probenecid, Febuxostat, Pegloticase,...
Tiêm nội khớp:
Trường hợp không thể kiểm soát các cơn đau và tình trạng sưng viêm khớp bằng thuốc uống, thuốc bôi, bệnh nhân sẽ được chỉ định tiêm nội khớp với một trong những loại thuốc sau:
- Glucocorticoid
- Corticosteroid
- Axit hyaluronic.
Vật lý trị liệu:
Bệnh nhân được chuyên gia hướng dẫn thực hành các bài tập cụ thể để cải thiện triệu chứng bệnh và giúp khớp vận động linh hoạt hơn. Một số phương pháp vật lý trị liệu khác cũng được kết hợp để giảm đau, ức chế phản ứng viêm và phục hồi chức năng vận động cho khớp như xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, đắp parafin, chiếu đèn hồng ngoại, siêu âm trị liệu...
Các phương pháp hỗ trợ giảm đau, điều trị viêm khớp tại nhà:
- Chườm nóng
- Chườm lạnh
- Tập thể dục
- Sử dụng đồ bảo hộ khi làm việc
- Sinh hoạt, vận động đúng tư thế
- Nẹp cố định khớp hoặc dùng nạng hỗ trợ cho việc đi lại khi bị viêm các khớp ở chân
- Bổ sung các thực phẩm có lợi trong chế độ ăn.
- Kiểm soát cân nặng. Xây dựng kế hoạch giảm cân khoa học đối với các trường hợp bị béo phì.
Phẫu thuật điều trị bệnh viêm khớp
Phẫu thuật mổ hở hoặc nội soi sẽ được tiến hành cho các đối tượng sau:
- Không đáp ứng với thuốc và các phương pháp điều trị nội khoa khác
- Xuất hiện các biến chứng như teo cơ, biến dạng khớp hoặc có nguy cơ tàn phế nếu không được phẫu thuật sớm.
- Khớp bị tổn thương nghiêm trọng.
Trong ca phẫu thuật, bác sĩ có thể tiến hành loại bỏ các mô bị tổn thương hoặc thay khớp nhân tạo để phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân. Bất kỳ ca mổ nào cũng có sự rủi ro nhất định. Bác sĩ sẽ giải thích cho người bệnh biết được những lợi ích và biến chứng có thể phát sinh khi phẫu thuật để cân nhắc kỹ trước khi mổ.
Bác sĩ điều trị

Chức vụ: Lương Y, Thầy Thuốc Y Học Cổ Truyền
Học hàm/ học vị: Lương y
-
Chuyên khoa: Da liễu
- Trưởng ban nghiên cứu: 10 năm
- Phó ban nghiên cứu: Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Quá trình nghiên cứu

2015
Lên ý tưởng đề tài và thành lập Hội đồng nghiên cứu

2016
Lên ý tưởng đề tài và thành lập Hội đồng nghiên cứu

2017
Lên ý tưởng đề tài và thành lập Hội đồng nghiên cứu

2018
Lên ý tưởng đề tài và thành lập Hội đồng nghiên cứu

2019
Lên ý tưởng đề tài và thành lập Hội đồng nghiên cứu
Cơ chế & Hiệu quả điều trị
Kết hợp 3 nhóm thuốc, gia giảm theo thể trạng, thể bệnh, mức độ bệnh xương khớp gặp phải, bài thuốc xương khớp Quốc dược Phục cốt khang mang lại hiệu quả cao với cơ chế điều trị ĐA CHIỀU, giải quyết hiệu quả các MỤC TIÊU QUAN TRỌNG trong điều trị bệnh xương khớp gồm:
Đánh giá chuyên gia

TTƯT - BS CKII Lê hữu tuấn

TTƯT - BS CKII Lê hữu tuấn
Báo chí truyền hình
Bài viết liên quan

Ngày nay, người bệnh xương khớp không chỉ tìm kiếm cơ sở khám chữa bệnh uy tín, hiệu quả mà còn muốn được trực tiếp...
Sau nhiều năm ấp ủ, tháng 8/2023, gói điều trị bệnh xương khớp bảo hành 5 năm của Trung tâm Thuốc dân tộc đã chính...

Gói điều trị bệnh xương khớp có bảo hành 5 năm tại Trung tâm Thuốc dân tộc là giải pháp điều trị bệnh xương khớp...
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!