Phòng ngừa mề đay tái phát – Bạn cần lưu ý

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN

Cố vấn chuyên môn

Bệnh mề đay tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại làm giảm chất lượng sống và gây tự ti cho người bệnh. Thêm vào đó, khả năng tái phát của bệnh mề đay thường xuất hiện trong thời gian ngắn sau khi đã chữa khỏi, khiến nhiều người bệnh băn khoăn không biết nên dùng cách gì để phòng ngừa mề đay tái phát. 

Phòng ngừa bệnh mề đay
Cần phòng ngừa bệnh mề đay tái phát trước khi bệnh quay lại và gây ra những phiền toái cho người bệnh

Vì sao bệnh mề đay dễ tái phát?

Bệnh nổi mề đay là tình trạng cơ thể nổi những nốt mẩn ngứa, có thể xảy ra ở một phần của cơ thể hoặc lan rộng ra khắp các khu vực khác nhau. Theo thống kê, có đến 90% bệnh nhân mề đay gặp tình trạng tái phát bệnh nhiều lần. Có nhiều nguyên nhân khiến bệnh mề đay dễ tái phát:

Tỷ lệ tái phát bệnh mề đay cao
Điều trị không đúng cách là nguyên nhân phổ biến khiến bệnh mề đay dễ tái phát

1.Điều trị bệnh không đúng cách

Nhiều bệnh nhân vẫn lệ thuộc vào việc điều trị bằng thuốc Tây để giảm thiểu các biểu hiện gây bệnh ban đầu. Loại thuốc được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay chính là thuốc kháng histamin. Loại thuốc này đem đến công hiệu nhanh, nhưng chỉ mang tính tạm thời.

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc kháng histamin lâu ngày cũng đem đến tác động tiêu cực cho thận, gan. Đồng thời, làm suy giảm hệ thống miễn dịch ở tế bào. Điều này càng khiến cho bệnh mề đay nhanh chóng bị tái phát hơn.

2. Người bệnh tiếp tục gặp phải các nguy cơ gây bệnh khác

Những nguy cơ gây bệnh phổ biến ở những người mắc chứng nổi mề đay bao gồm:

  • Dị ứng thức ăn: Nhiều người vẫn thường gặp dị ứng với một vài loại thực phẩm nhất định như trứng, sữa, hoặc đậu phộng,… đây có thể là yếu tố nguy cơ gây nên bệnh mề đay.
  • Dị ứng thuốc: Các loại thuốc như Aspirin, kháng sinh,… có thể gây mẫn cảm và khiến người bệnh bị nổi mề đay.
  • Nọc độc từ các loại côn trùng: Những loại côn trùng như ong, kiến,.. nếu cắn và truyền nọc độc vào cơ thể, có thể gây nên bệnh mề đay.
  • Mỹ phẩm: Trong nhiều trường hợp, việc sử dụng mỹ phẩm không đúng cách có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh mề đay.
  • Di truyền: Nếu một thành viên cận huyết trong gia đình mắc bệnh mề đay, những thành viên còn lại cũng có nguy cơ mắc loại bệnh này cao hơn.

→Xem thêm: 10 Thuốc Trị Nổi Mề Đay Tốt Nhất – Giảm Nhanh Mẩn Ngứa

Những lưu ý để phòng ngừa mề đay tái phát

1.Kết hợp giữa nhiều phương pháp điều trị bệnh

Phương án điều trị mề đay
Việc kết hợp nhiều phương án điều trị sẽ làm tăng hiệu quả điều trị bệnh mề đay

Nguyên nhân cốt lõi dẫn đến bệnh mề đay chính là tình trạng suy giảm hệ miễn dịch, suy giảm chức năng gan, thận. Chính vì vậy, ngoài việc sử dụng thuốc Tây để nhanh chóng giảm thiểu các triệu chứng ban đầu, người bệnh còn cần phải kết hợp thêm với các bài thuốc y học cổ truyền để tăng cường chức năng của các bộ phận quan trọng trong cơ thể. Qua đó, tăng khả năng chống lại các tác động từ những dị nguyên có thể dẫn đến mề đay.

2. Thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống

Thói quen sinh hoạt và ăn uống quyết định đến việc duy trì sức đề kháng ổn định, cải thiện sức khỏe và giảm thiểu tác động từ những dị nguyên có thể gây nên bệnh mề đay. Khi gặp các triệu chứng ban đầu, người bệnh nên xác định những nguy cơ có thể gây nên tình trạng nổi mẩn, qua đó, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng.

3. Tái khám định kì

Việc khám chữa bệnh mề đay không nên chỉ dừng lại khi người bệnh không còn thấy các triệu chứng nổi mẩn, ngứa. Bởi bệnh mề đay hoàn toàn có thể tái phát nhanh chóng và gây nên nhiều phiền toái. Để hạn chế việc tái phát, người bệnh nên tái khám định kì để được kiểm tra tình hình sức khỏe và lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ.

Những thông tin trên đây do beta.thuocdantochcm.com cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo, không sử dụng thay thế cho những chẩn trị của các bác sĩ có chuyên môn. Người bệnh nếu muốn tìm ra được giải pháp tốt nhất cho bệnh mề đay, cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoán bệnh chính xác. 

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 08:14 - 16/05/2023 - Cập nhật lúc: 14:05 - 17/06/2024
Chia sẻ:
Viêm nang lông ở nách Viêm Nang Lông Ở Nách: Nguyên Nhân Và Cách Trị Hiệu Quả

Bệnh viêm da cơ địa có tự khỏi được không bác sĩ?

Diễn viên Khánh Linh ấn tượng với chuyên môn cùng sự tận tâm của bác sĩ Lệ Quyên Diễn viên Khánh Linh tin tưởng tuyệt đối vào đội ngũ y bác sĩ, dịch vụ y tế tại TT Thuốc dân tộc

Chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt có hiệu quả không? Mẹo chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt – Hướng dẫn A-Z

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

Liên hệ ngay
Chia sẻ
Bỏ qua