Trung tâm Đông phương Y pháp đã ứng dụng phương pháp cấy chỉ chữa khỏi cho hơn 3800 lượt bệnh nhân mỗi năm. Trong đó có rất nhiều trường hợp mãn tính lâu năm, từng điều trị nhiều nơi không khỏi.

Hút thuốc lá khi đang mang thai: Những rủi ro và nguy hiểm cho thai nhi

Vote

Phụ nữ hút thuốc lá khi mang thai không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà những chất độc có trong khói thuốc có thể theo đường máu của mẹ truyền đến thai nhi và gây dị dạng hoặc khó nuôi.

Hút thuốc lá khi mang thai
Mẹ bầu hút thuốc lá trong thời kỳ mang thai có thể gây nhiều di chứng nặng nề về sau như sinh non, con kém phát triển cả về trí não và thể chất, nguy hiểm hơn là thai nhi có thể bị đột tử.

Khói thuốc ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Theo các chuyên gia Nhi khoa, khói thuốc lá có chứa đến 4.000 hóa chất độc hại, trong đó có khoảng 60 hóa chất gây ung thư bao gồm cả kim loại nặng và Carcinogens. Nguy hiểm nhất là nếu mẹ hít phải khói thuốc lá cho dù là thụ động hoặc chủ động, các hoạt chất Carbon monoxide và Nicotine có thể theo đường máu của mẹ đến thai nhi và gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, dựa trên một số nghiên cứu tiến hành trên phụ nữ hút thuốc lá cho thấy, hai hoạt chất CO và Nicotin có trong khói thuốc có thể gây tác động xấu đến phôi thai. Các chuyên gia giải thích rõ hơn, khí CO làm giảm khả năng vận chuyển oxy đến phôi thai. Nicotin làm tăng nồng độ epinephrine và một số hóa chất khác khiến máu đến nuôi dưỡng phôi thai bị giảm. Bên cạnh đó, hợp chất này có thể đi qua nhau thai khiến huyết áp tăng cao, làm tăng nguy cơ tiền sản giật ở thai phụ.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai hút thuốc lá có thể gây vỡ ối, tăng khả năng sinh non cao hơn những người không hút thuốc. Nguy hiểm hơn, vỡ ối sớm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại từ bên ngoài xâm nhập vào môi trường vô khuẩn của thai nhi dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của thai nhi.

Hút thuốc thụ động gây ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Cho dù mẹ bầu không hút thuốc lá trực tiếp nhưng việc hít phải khói thuốc lá một cách thụ động cũng gây mang lại nhiều bất lợi cho cả mẹ và thai nhi.

Nếu chẳng may ngửi phải mùi khói thuốc lá khi mang thai, các hoạt chất hóa học độc hại trong thuốc lá sẽ ngấm vào máu thai nhi. Khi đó, việc vận chuyển oxy đến thai kém dần và ảnh hưởng đến việc hình thành cũng như phát triển của bé.

Hút thuốc lá thụ động gây ảnh hưởng đến thai nhi
Chỉ cần ngửi khói thuốc lá cho dù là thụ động hay chủ động thai nhi vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, mẹ bầu cần tránh xa khỏi thuốc lá bằng cách đeo khẩu trang hoặc để biển cấm người nhà không nên hút thuốc.

Mặt khác, nhau thai bị nhiễm Nicotin sẽ làm giảm lượng máu nuôi dưỡng đến bào thai gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, tim mạch và thần kinh của trung ương. Ngoài ra, ngửi phải mùi thuốc lá khi đang mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh sau:

  • Một số bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản và viêm tiểu phế quản
  • Suy phổi
  • Viêm tai giữa gây mất thính lực ở trẻ
  • Khó thở khi mang thai, thở khò khè hoặc ho
  • Viêm màng não có thể gây tử vong hoặc điếc, bại não
  • Hen suyễn
  • Sức đề kháng và hệ miễn dịch suy yếu
  • Sinh non
  • Thiếu cân
  • Trường hợp nặng gây đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)

Làm thế nào tôi có thể bỏ hút thuốc trước hoặc trong khi mang thai?

Theo các chuyên gia y tế, cách tốt nhất để giảm thiểu rủi ro và bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi là mẹ bầu nên tránh xa thuốc lá. Để tránh xa khói thuốc và từ bỏ thói quen hút thuốc lá, mẹ bầu có thể áp dụng những biện pháp sau đây:

  • Bạn nên để biển cấm hút thuốc lá ngay tại nhà.
  • Yêu cầu người thân không nên hút thuốc quanh bạn.
  • Đem giấu bật lửa hoặc gạt tàn thuốc lá cũng là cách hay giúp bạn cai nghiện thuốc.
  • Không nên uống rượu bia hoặc đồ uống chứa caffein. Bởi chúng làm tăng ham muốn hút thuốc ở bạn, đồng thời có thể gây hại cho thai nhi.
  • Nhai kẹo cao su hoặc một số loại kẹo không đường khác sẽ giúp bạn giảm cảm giác thèm hút thuốc.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao giúp bạn từ bỏ thuốc lá dễ dàng hơn. Mẹ bầu có thể tập luyện một số bài tập luyện nhẹ nhàng như yoga, bơi lội, đi bộ,… không chỉ giúp giảm stress, căng thẳng mà còn tốt cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Trong trường hợp thèm thuốc, bạn có thể thử những cách sau để giữ tỉnh táo và bình tĩnh:

  • Nên hít thở thật sâu và chậm
  • Hoặc cũng có thể uống vài ngụm nước
  • Nghe nhạc hay gọi điện thoại tán gẫu với bạn bè để quên cơn thèm

Ngoài ra, để thực hiện cai nghiện thuốc lá thành công, bà bầu nên nói chuyện với bác sĩ, họ sẽ giúp bạn thiết lập chương trình cai nghiện thích hợp.

Hút thuốc lá khi mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở thai nhi, thậm chí ngay cả khi trẻ lớn lên vẫn bị ảnh hưởng bởi những chất độc hại có trong thuốc. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, khi mang thai chị em nên tránh xa khói thuốc lá. Đặc biệt, nếu có bất kỳ biểu hiện khác thường khi hít phải khói thuốc, bạn nên đến ngay bệnh viện thăm khám.

Tham khảo thêm:

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 06:47 - 21/11/2022 - Cập nhật lúc: 11:41 - 05/06/2024
Chia sẻ:
Với các phương pháp vật lý trị liệu YHCT, kết hợp đổi mới theo hướng hiện đại, Trung tâm Đông phương Y pháp đã giúp không ít người bệnh phục hồi chức năng sau tai biến, khỏi liệt dây thần kinh, đi lai, vận động, làm việc bình thường
Cách chữa tắc tia sữa, giúp lợi sữa bằng lá đinh lăng Lá đinh lăng chữa mất sữa, giúp lợi sữa sữa ở bà bầu sau sinh

Ngoài việc được dùng như một loại thực phẩm, đinh lăng còn được biết đến với công dụng chữa bệnh.…

Trầm cảm và những hệ lụy nguy hiểm ít ai ngờ tới

Hiện nay còn có quá nhiều người chủ quan và không hay biết chứng trầm cảm nguy hiểm tới mức…

Bạn có biết: Nam giới nên tiểu ngồi nếu bị bệnh tiết niệu

Ở nam giới, việc tiểu đứng quá quen thuộc và hầu như là một biểu tượng của tình dục phái…

Các loại thức uống tốt và xấu đối với sức khỏe của trẻ em

Việc lựa chọn những loại đồ ăn vừa giàu dinh dưỡng vừa hợp khẩu vị của bé luôn là một…

Tìm hiểu các món ăn bài thuốc từ lá đinh lăng Các món ăn bài thuốc từ lá đinh lăng bạn nên thử

Dùng lá đinh lăng để chế biến thành món ăn có tác dụng bồi bổ sức khỏe, cải thiện tốt…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

Liên hệ ngay
Chia sẻ
Bỏ qua