Trung tâm Đông phương Y pháp đã ứng dụng phương pháp cấy chỉ chữa khỏi cho hơn 3800 lượt bệnh nhân mỗi năm. Trong đó có rất nhiều trường hợp mãn tính lâu năm, từng điều trị nhiều nơi không khỏi.

Loại giao thức mới giúp việc chẩn đoán nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh dễ dàng hơn

4.6/5 - (10 bình chọn)

Từ một nghiên cứu trên 1.800 trẻ sơ sinh đang được điều trị tại 26 khoa cấp cứu trên toàn nước Mỹ, các nhà khoa học đã phát triển ra một loại giao thức mới hứa hẹn sẽ giảm được nhu cầu về tủy sống, kháng sinh và nhập viện.

Loại giao thức mới giúp chẩn đoán nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh dễ dàng hơn

Một giao thức mới có thể giúp các bác sĩ phòng cấp cứu loại trừ các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn đe dọa đến tính mạng ở trẻ sơ sinh đến 2 tháng tuổi bị sốt. Các phát hiện hứa hẹn sẽ giúp giảm nhu cầu về tủy sống, tránh được việc phải nhập viện hoặc điều trị bằng thuốc kháng sinh khi không cần thiết.

Loại giao thức mới giúp việc chẩn đoán nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh dễ dàng hơn
Lọi giao thức mới được phát hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Mỹ hứa hẹn sẽ giúp cho việc chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh dễ dàng hơn.

Các nhà nghiên cứu từ Mạng nghiên cứu ứng dụng chăm sóc khẩn cấp nhi khoa (PECARN) đã phát triển giao thức này từ một nghiên cứu trên 1.800 trẻ sơ sinh đang được điều trị tại 26 khoa cấp cứu trên toàn nước Mỹ. Nghiên cứu của họ được tài trợ bởi hai cơ quan của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ là: Viện Sức khỏe Trẻ em và Phát triển Con người (NICHD) của Eunice Kennedy Shriver và Cục Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em – một phần của Cơ quan Quản lý Tài nguyên & Dịch vụ Y tế. PECARN, một mạng lưới nghiên cứu gồm 18 khoa cấp cứu nhi khoa và 9 cơ quan dịch vụ y tế khẩn cấp, được tài trợ bởi Cục Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em. Những phát hiện đã được đăng tải trên tạp chí y khoa JAMA Pediatrics.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy 8 -13 % trẻ sơ sinh đến 2 tháng tuổi bị sốt có thể bị nhiễm vi khuẩn nghiêm trọng (SBI). Chúng bao gồm nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết (vi khuẩn trong máu) và viêm màng não do vi khuẩn (nhiễm trùng vi khuẩn ở màng chứa não và tủy sống).

Thông thường, bác sĩ sẽ cần xác nhận chẩn đoán bằng cách chọc dò tủy sống. Trong đó một lượng nhỏ chất lỏng được lấy ra từ ​​ống sống. Mặc dù các biến chứng của thủ thuật là rất hiếm, nhưng chúng có thể khiến trẻ phải đối mặt với nguy cơ bị viêm tủy sống, chảy máu và đau đầu. Ngoài ra, một số trẻ sơ sinh có thể được cho dùng kháng sinh khi nghi ngờ nhiễm vi khuẩn và có thể được đưa vào bệnh viện để theo dõi.

Giao thức mới đo nồng độ vi khuẩn trong nước tiểu, procalcitonin (một chất được tạo ra để đáp ứng với nhiễm trùng vi khuẩn) trong huyết thanh và bạch cầu trung tính (một tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng). Các nhà nghiên cứu có thể loại trừ SBI nếu các xét nghiệm cho thấy vi khuẩn, procalcitonin ở mức độ thấp và số lượng bạch cầu trung tính bình thường. Họ đã có thể loại trừ chính xác tất cả trừ ba trong số 170 trường hợp bị nhiễm vi khuẩn nghiêm trọng cuối cùng được phát hiện.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng những phát hiện của họ cần được xác minh trong một mẫu thử nghiệm lớn hơn trước khi chúng có thể được áp dụng vào thực hành y tế.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày đăng 00:18 - 25/11/2022 - Cập nhật lúc: 09:16 - 06/06/2024
Chia sẻ:
Bằng các phương pháp châm cứu, cấy chỉ, thủy châm, điện châm, xoa bóp, bấm huyệt,... đội ngũ chuyên gia, bác sĩ hàng đầu tại Trung tâm Đông phương Y pháp đã giúp hàng ngàn người khỏi bệnh mỗi năm.
THƯ MỜI HỢP TÁC

Kính gửi: Quý đối tác Lời đầu tiên, Công ty Cổ phần Bệnh viện Thuốc dân tộc xin gửi lời…

ảnh hưởng của giấc ngủ đến tim mạch Nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe tim mạch

Thói quen ngủ sớm và đảm bảo chất lượng giấc ngủ không chỉ tăng cường hệ miễn dịch mà còn…

vẩy nến và động mạch tim Nghiên cứu sự liên kết giữa điều trị vẩy nến và cải thiện động mạch tim

Dưới đây là nghiên cứu về sự liên kết giữa điều trị vẩy nến bằng liệu pháp sinh học và…

Gần 30 triệu trẻ sơ sinh bị bệnh và sinh non hàng năm

Mới đây, liên minh toàn cầu đã kêu gọi sự chăm sóc tốt hơn và sự bảo vệ mạnh mẽ…

Bác sĩ Đỗ Thanh Hà chẩn bệnh cho bệnh nhân Bác sĩ Đỗ Thanh Hà: “Sứ mệnh của tôi là đem hạnh phúc đến cho chị em phụ nữ”

Ở tuổi ngoài 60, đáng lẽ đang vui vầy bên con cháu, an hưởng tuổi già nhưng bác sĩ Đỗ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

Liên hệ ngay
Chia sẻ
Bỏ qua