Trung tâm Đông phương Y pháp đã ứng dụng phương pháp cấy chỉ chữa khỏi cho hơn 3800 lượt bệnh nhân mỗi năm. Trong đó có rất nhiều trường hợp mãn tính lâu năm, từng điều trị nhiều nơi không khỏi.

Tại sao mùa hè trời nóng hay bị đau đầu?

5/5 - (2 bình chọn)

Trong những ngày hè nóng bức, bạn có thể sẽ thường xuyên gặp phải những cơn đau đầu hoặc đau nửa đầu cấp tính. Vậy nguyên nhân nào khiến tình trạng này khởi phát và làm thế nào để khắc phục? Phạm vi bài viết dưới đây sẽ lý giải cho vấn đề này.

Trời nóng hay bị đau đầu
Nguyên nhân nào khiến tình trạng đau đầu thường diễn ra vào những ngày mùa hè trời nóng?

Mùa hè trời nóng hay bị đau đầu – nguyên nhân do đâu?

Mùa hè trời nóng là thời điểm rất dễ làm bùng phát những cơn đau đầu cấp tính. Vào những ngày hè, nhiệt độ thường tăng cao hơn nhiều so với bình thường. Nhiệt độ cao là yếu tố chính gây ra tình trạng đau đầu. Nhiệt độ tăng lên khoảng 9°C sẽ làm tăng nguy cơ bị đau đầu hay đau nửa đầu thêm 7,5%.

Bên cạnh đó, trời nóng thường kéo theo tình trạng tiết mồ hôi nhiều. Điều này khiến cho cơ thể bị mất nước, đuối sức. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến tình trạng đau đầu phát sinh.

Thời tiết nắng nóng cũng có thể làm cho mức độ Serotonin trong cơ thể của bạn có sự thay đổi. Sự dao động thất thường nội tiết tố này cũng có thể gây nên tình trạng đau nửa đầu hay đau đầu.

Tình trạng đau đầu vào những ngày hè nóng bức thường xuất hiện nhiều hơn khi bạn ra nắng. Ánh nắng chói chang sẽ khiến cho hệ thống thần kinh bị tác động, gây nên tình trạng say nắng. Kèm theo đó là những cơn đau đầu với cường độ mạnh rất khó chịu.

Ngoài những nguyên nhân chính nêu trên, một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ bị đau đầu khi trời nóng:

  • Uống rượu bia
  • Ngủ không đủ giấc
  • Căng thẳng, mệt mỏi

Cách phòng tránh tình trạng đau đầu khi trời nóng

Tình trạng đau đầu khi trời nóng nếu diễn ra thường xuyên sẽ rất dễ phát sinh các vấn đề nghiêm trọng. Để giảm nguy cơ gặp phải hiện tượng đau đầu trong những ngày hè thời tiết nóng bức, bạn hãy chú ý đến một số khuyến nghị dưới đây.

1. Uống nhiều nước

Khi thời tiết nóng bức, bạn thường sẽ phải bổ sung cho cơ thể nhiều nước hơn so với bình thường. Bởi lúc này mồ hôi tiết ra nhiều làm tăng nguy cơ mất nước.

Mỗi ngày nên đáp ứng cho cơ thể từ 2 – 2,5 lít nước. Hãy uống nước lọc để cơ thể dễ dung nạp hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng các loại nước ép giải nhiệt để bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

nắng nóng bị đau đầu
Hãy bổ sung đầy đủ lượng nước cơ thể cần trong những ngày hè nóng bức

Tránh xa soda, trà đá, cà phê hay rượu bia bởi caffeine hay nồng độ cồn trong các loại thức uống này hoạt động giống như một tác nhân gây đau đầu.

2. Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Nếu không cần thiết, bạn nên hạn chế ra ngoài khi thời tiết nắng nóng. Bởi ánh nắng không chỉ khiến làn da sạm màu, dễ kích ứng mà còn khiến tình trạng đau đầu dễ khởi phát hơn.

Nên đội mũ nón che chắn cẩn thận trong trường hợp bắt buộc phải ra ngoài, nhất là trong thời điểm từ 11h – 15h. Ngoài ra bạn nên đeo kính mát để làm giảm sự tác động của ánh nắng lên dây thần kinh thị giác. Điều này không chỉ giúp tránh đau đầu mà còn hạn chế được tình trạng chóng mặt hay say nắng.

3. Tránh xa đám đông

Những nơi đông người thường sẽ làm cho sức nóng có xu hướng tăng lên. Mùi mồ hôi, nhiệt độ tăng và luồng không khí hạn chế cũng sẽ là những lý do làm kích hoạt cơn đau đầu cấp tính.

Chính vì thế, để hạn chế gặp tình trạng đau đầu, tốt nhất bạn nên tránh xa những nơi đông người trong những ngày thời tiết nóng bức.

4. Kiểm soát vận động

Thời tiết nóng bức sẽ khiến bạn không thể nào tuân thủ việc vận động như bình thường. Bởi nắng nóng thường dễ làm cho cơ thể trở nên mệt mỏi do mất nước quá nhanh trong quá trình hoạt động.

Bạn không nên vận động quá nhiều khi mặt trời đang ở đỉnh điểm. Tránh việc quá gắng sức cả trong lao động lẫn rèn luyện. Khi cơ thể có biểu hiện mệt mỏi, đuối sức hãy dừng tất cả hoạt động lại và nghỉ ngơi.

Nên luyện tập thể dục thể thao vào thời điểm sáng sớm hay chiều muộn để đạt hiệu quả tốt hơn và hạn chế tình trạng đau đầu phát sinh.

5. Ăn ngủ điều độ

Thời tiết nóng bức cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thói quen sinh hoạt thường ngày của bạn. Thường bạn sẽ chán ăn, lười ăn khiến cơ thể không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Thêm vào đó, hiện tượng thiếu ngủ cũng thường xuyên diễn ra.

đau đầu khi trời nắng nóng
Nên ngủ đủ giấc để hạn chế căng thẳng, mệt mỏi, nhất là khi thời tiết nóng bức

Hãy chú ý đến việc ngủ đủ giấc và ăn uống điều độ. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo sức khỏe và tránh gặp hiện tượng đau đầu hay mệt mỏi khi trời nóng.

Nên bổ sung thêm rau quả và các loại thực phẩm giải nhiệt trong khẩu phần ăn để chống lại cái nóng của mùa hè.

 XEM THÊM: Trời nóng bé lười ăn – Chia sẻ các mẹo hữu ích

6. Thận trọng với việc dùng thuốc

Trời nóng, nền nhiệt tăng cao thường dễ khiến cho các loại thuốc thay đổi tính chất hóa học. Khi bạn sử dụng sẽ rất dễ phát sinh các phản ứng phụ, trong đó có đau đầu.

Nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ và độ ẩm thích hợp để đảm bảo an toàn khi sử dụng, tránh gặp tình trạng đau đầu hoặc đau nửa đầu.

7. Khi nào nên gặp bác sĩ

Tình trạng đau đầu do thời tiết nắng nóng sẽ không kéo dài quá dai dẳng, thông thường có thể tự biến mất sau 3 – 4 giờ đồng hồ.

Khi gặp phải một số trường hợp sau, bạn nên nhanh chóng tìm đến sự chăm sóc y tế:

  • Mức độ đau tăng đột ngột
  • Bạn gặp các cơn đau dữ dội
  • Đau kèm theo buồn nôn, chóng mặt
  • Da nhợt nhạt
  • Toàn thân khó chịu
  • Khát nước và thèm ăn

Ngoài ra, nếu bạn không gặp những triệu chứng trên nhưng tình trạng đau đầu khi trời nóng diễn ra quá thường xuyên, khoảng hơn 2 lần/tuần, liên tục trong 2 – 3 tháng thì hãy thăm khám bác sĩ để sớm can thiệp.

Thông tin mà bài viết cung cấp chỉ có giá trị tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

TÌM HIỂU THÊM

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 11:17 - 22/11/2022 - Cập nhật lúc: 11:05 - 07/06/2024
Chia sẻ:
Cấy chỉ Đông phương y pháp trở thành giải pháp giảm cân, giảm mỡ an toàn, hiệu quả cho hàng triệu bệnh nhân trên toàn quốc. Khám phá ngay!
Uống nước từ máy điện giải có thực sự trung hòa axit dư trong dạ dày? Sự thật về nước uống ion kiềm trên thị trường: Tác dụng và nhận biết

Gần đây, nước ion kiềm đang trở thành xu hướng lựa chọn của nhiều gia đình. Sự thật về nước…

Cách chưng yến thơm ngon bổ dưỡng dễ thực hiện 9 Cách Chưng Yến Với Táo Đỏ, Đường Phèn, Hạt Sen,….

Cách chưng yến kết hợp với các nguyên liệu như táo đỏ, đường phèn, hạt chia, hạt sen,... vừa thơm…

Hạt điều bao nhiêu calo, ăn nhiều có béo không?

Hạt điều là một loại trái cây khô được nhiều người yêu thích và sử dụng rộng rãi. Chúng thường…

Công dụng của món yến chưng long nhãn Yến Chưng Long Nhãn – Món Ngon Mê Ly Bồi Bổ Sức Khỏe

Yến chưng long nhãn là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng được nhiều người ưa thích. Cách chế biến đơn…

Yến chưng đông trùng hạ thảo có tác dụng gì? Cách Chưng Yến Với Đông Trùng Hạ Thảo Ngon Ngọt Nhất

Chưng tổ yến với đông trùng hạ thảo mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bên cạnh các tác…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

Liên hệ ngay
Chia sẻ
Bỏ qua